Check-in Quảng Bình: Kỳ quan đệ nhất động ở Phong Nha Kẻ Bàng

Phong Nha Kẻ Bàng

Phong Nha – Kẻ Bàng Tên gọi vườn quốc gia này ghép từ hai thành phần: tên động Phong Nha và tên khu vực rừng núi đá vôi Kẻ Bàng. Theo Lê Quý Đôn thì Phong Nha là tên một làng miền núi ngày xưa (nay là thôn Phong Nha, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch). 

Có ý kiến khác lại cho rằng tên gọi Phong Nha xuất phát từ hình ảnh những ngọn núi nằm thành từng dãy đều đặn như hình ảnh các quan đứng thành hàng trên sân chầu hay ở quan thự, người ta đã lấy chữ Phong Nha theo chữ Hán để đặt tên cho động Phong Nha. Động Phong Nha còn có tên khác như Động Thầy Tiên, Núi Thầy, Động Troóc, Hang Trùa (Hang Chùa).
Lịch sử

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng


Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng tiền thân là khu rừng đặc dụng Phong Nha được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Quyết định thành lập Khu Văn hóa Lịch sử với tổng diện tích là 5.000 ha. Đây là khu rừng đặc dụng đầu tiên của tỉnh Quảng Bình nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng nguyên sinh trên núi đá vôi gắn liền với các di tích lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Năm 1993: Khu rừng đặc dụng Phong Nha được chuyển thành Khu bảo tồn thiên nhiên Phong Nha theo Quyết định số 964/QĐ-UB ngày 05/12/1993 của UBND tỉnh Quảng Bình với tổng diện tích 41.132 ha.

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Năm 1999: Dự án đầu tư cho Vườn Quốc gia đề xuất mở rộng khu vực bao gồm khu vực vùng núi đá vôi Kẻ Bàng cho đến phía tây bắc và đề xuất điều chỉnh phân hạng quản lý từ khu bảo tồn thiên nhiên lên phân hạng Vườn Quốc gia.

Năm 2001: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được thành lập theo Quyết định số 189/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 12 tháng 12 năm 2001. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Vườn Quốc gia có tổng diện tích là 85.754 ha, trong đó Phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích là 64.894 ha, Phân khu Phục hồi sinh thái diện tích là 17.449 ha và Phân khu Hành chính dịch vụ có diện tích là 3.411 ha. Sau khi điều chỉnh lên VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, tổ chức bộ máy Ban Quản lý Khu bảo tồn cũng được điều chỉnh lại thành Ban Quản lý Vườn Quốc gia theo Quyết định số 24/QD-UB của UBND tỉnh Quảng Bình ngày 20 tháng 3 năm 2002.

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Năm 2003: Tại cuộc họp toàn thể của Uỷ ban Di sản Thế giới lần thứ 27 diễn ra tại Trụ sở UNESCO (Paris) từ ngày 30 tháng 6 đến ngày 05 tháng 7 năm 2003, Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí số viii: có các giá trị địa chất, địa mạo và địa lý nổi bật toàn cầu.

Năm 2009: Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2012: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Quyết định số 36/2012/QĐ-UBND ngày 28/12/2012 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (thay thế Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 28 tháng 11 năm 2003 UBND Quảng Bình về việc tổ chức lại bộ máy Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng).

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Năm 2013: Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 05/7/2013 về việc điều chỉnh ranh giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng từ 85.754 ha lên tổng diện tích là 123.326 ha (tăng 30.570 ha).

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Năm 2015: Ngày 03 tháng 7 năm 2015, kỳ họp lần thứ 39 tại Bonn, Cộng Hòa Liên Bang Đức, với sự nhất trí hoàn toàn của các quốc gia thành viên Ủy ban di sản thế giới (WHC), Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) lần thứ hai ghi danh vào Danh sách Di sản thế giới với 2 tiêu chí mới: (có giá trị nổi bật đại diện cho các tiến trình sinh thái trong sự tiến hóa và phát triển của các hệ sinh thái trên cạn (tiêu chí ix); sở hữu môi trường sống tự nhiên có ý nghĩa nhất đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học (tiêu chí x)).
Địa chất, địa mạo

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite…

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Phong Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo.
Phong Nha Kẻ Bàng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài từ 400 triệu năm trước của trái đất.
Vùng đá vôi Phong Nha – Kẻ Bàng có những đặc trưng toàn cầu trong nhiều giai đoạn phát triển từ Palaeozoic (đại cổ sinh – chừng 400 triệu năm trước) đến giai đoạn cổ sinh muộn kỷ Cacbon và Pecmi (340 – 240 triệu năm trước). Một đặc điểm mang tính đặc thù ở đây là hệ thống sông chảy ngầm và các hang động trong lòng núi đá vôi.

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Vùng địa mạo phi đá vôi có đặc điểm chung là núi thấp với thảm thực vật phủ trên bề mặt. Quá trình bào mòn tạo ra các thềm dọc theo các thung lũng của các sông Son, sông Chày hay tại các bờ của các khối núi đá vôi ở vùng trung tâm. Vùng địa hình chuyển tiếp là những dạng khác nhau xen giữa các núi đá vôi.
Hệ thống hang động

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Bên cạnh giá trị về lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, Phong Nha – Kẻ Bàng còn được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cho những cảnh quan kì bí, hùng vĩ. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng ẩn chứa bao điều bí ẩn của tự nhiên, những hang động như những lâu đài lộng lẫy trong lòng núi đá vôi được tạo tác từ hàng triệu năm trước.
Khu Phong Nha – Kẻ Bàng có một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ phong phú, kỳ vỹ được mệnh danh là “ Vương quốc hang động”, nơi tiềm ẩn nhiều điều kỳ lạ và hấp dẫn, là thiên đường cho các nhà khoa học hang động, các nhà thám hiểm và du lịch.

Đến nay, 20 hang động với tổng chiều dài trên 70 km đã được Đoàn khảo sát Hoàng gia Anh phối hợp với Khoa Địa lý Đại học Quốc gia Hà Nội khảo sát có hệ thống, kỹ lưỡng và đã được công bố trên Tạp chí Toàn cảnh và Dư luận-số 48, tháng 7 năm 1994, được đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất với các đặc trưng: có sông ngầm đẹp nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, các bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất, có hồ nước ngầm đẹp nhất, có hang khô rộng và đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ ảo và tráng lệ nhất, là hang nước dài nhất.

Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng
Hang Động Phong Nha Kẻ Bàng

Các hang động này có thể chia thành ba hệ thống chính: hệ thống động Phong Nha, hệ thống hang Vòm và hệ thống hang Rục Mòn.Hệ thống động Phong Nha có tổng chiều dài trên 45km bắt nguồn từ phía nam của vùng núi đá vôi Kẻ Bàng. Cửa chính của hệ thống động này là động Khe Ry và Hang En nằm ở độ cao khoảng 300m so với mặt nước biển, cuối cùng là Động Phong Nha với tổng chiều dài khoảng gần 45 km. Các hang trong hệ thống này phân bổ theo dạng cành cây chạy theo hướng đông bắc – tây nam . Bao Gồm: Hang Tối: nằm trên thượng lưu sông Son. Hang này có chiều dài 5.258 m và cao 83 m,dài 736 m.
  • Hang Chà An: dài 667 m và cao 15 m.
  • Hang Thung: có sông ngầm dài 3351 m.
  • Hang Én: dài 1645 m và cao 78,6 m, có bãi cát bên trong, là nơi sinh sống của én.
  • Hang Khe Tiên: tọa lạc phía nam Phong Nha, dài 520 m.
  • Hang Khe Ry: tọa lạc ở phía nam Phong Nha.
  • Hang Khe Thi.
Động Phong Nha.Hệ thống hang Vòm có tổng chiều dài trên 30km bắt nguồn từ hang Rục Cà Roòng, nằm ở độ cao 360m so với mặt nước biển và kết thúc là hang Vòm. Hệ thống hang Vòm nằm trên trục có hướng chung là nam – bắc. Sông Rục Cà Roòng lúc ẩn mình trong núi đá, lúc lại xuất hiện trên những thung lũng hẹp và sâu, cuối cùng đổ ra sông Chày ở cửa hang Vòm. Bao gồm:Hang Vòm: dài 15,05 km và cao 145 m có nhiều thạch nhũ và măng đá đẹp.
  • Hang Đai Cao: dài 1645 m và cao 28 m.
  • Hang Duột: dài 3,927 m và cao 45 m, có bãi cát mịn.
  • Hang Cá: dài 1.500 m cao 62 m.
  • Hang Hổ: dài 1.616 m và cao 46 m
  • Hang Over: dài 3.244 m và cao 103 vời chiều rộng trong khoảng 30–50 m.
  • Hang Pygmy: dài 845 m.
  • Hang Rục Caroòng: nơi sinh sống của người thiểu số Arem. Họ sống trong hang động và săn bắn hái lượm tự nhiên.
Hệ thống hang Rục Mòn nằm ở địa phận huyện Minh Hóa cũng là một trong những hang động lớn nhưng chưa được khai thác nhiều. Hang Rục Mòn có chiều dài 2863m, có độ sâu vòm 49m, trong hang có sông ngầm chảy qua, nhiều nhũ đá được đánh giá rất đẹp và hoang sơ.

Post a Comment

Previous Post Next Post

Sức khỏe